CÔNG THỨC TÍNH ĐỘ CHỊU LỰC BULÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO

Đối với liên kết bu lông cường độ cao, khả năng chịu cắt (truyền lực cắt) của bulong liên kết được hình thành thông qua ma sát giữa các bản thép liên kết do lực ép của bu lông liên kết.

Bu lông cường độ cao có thể là bu lông cấp độ bền 8.8; 10.9 hoặc các loại bu lông liên kết có cường độ cao hơn. 
Khi lắp đặt, nhờ sự xiết tạo nên lực căng trước trong bu lông, dẫn tới các bản thép được liên kết ép chặt lên nhau và tạo ra lực ma sát lớn kháng lại lực cắt trong liên kết
 
BƯỚC 1: CÔNG THỨC TÍNH LỰC KHÁNG CẮT
Lực kháng cắt mà mỗi mặt ma sát của những cấu kiện được liên kết có thể chịu được khi xiết một bu lông cường độ cao được tính theo công thức
 
 công thức tính liên kết bulong
 
Trong đó:
fhb – cường độ chịu kéo tính toán của bu lông, fhb = 0.7*fub
fub – cường độ kéo đứt tiêu chuẩn của bu lông, đối với bu lông cấp bền 8.8 và 10.9 lần lượt là 80 kN/cm2 và 100 kN/cm2
µ – hệ số ma sát, lấy theo bảng phía dưới
γb2 – hệ số độ tin cậy, lấy theo bảng phía dưới
Abn – diện tích thực của bu lông, lấy theo bảng phía dưới
γb1 – hệ số điều kiện làm việc của liên kết, phụ thuộc số lượng bu lông trong liên kết, = 0.8 nếu số bu lông bé hơn 5; = 1 nếu số bu lông lớn hơn hoặc bằng 10; = 0.9 với trường hợp còn lại.

BƯỚC 2: SỐ BU LÔNG TRONG LIÊN KẾT
Số bu lông trong liên kết khi phải chịu lực dọc N được xác định theo công thức
 công thức tính lực liên kết bu lông
 
Trong đó nf là số mặt ma sát của liên kết, γc = 1
Lực kéo trong thân bulong do xiết ecu P = fhb*Abn
 
CÁC BẢNG TRA
 bảng tra bulongbảng tra bulong
 
 Mô men xiết 
Giá trị mô men xiết phụ thuộc vào đường kính bu lông, lực căng trong thân bu lông, được xác định như sau:
 
M = k * P * D
 
Trong đó: P và D là lực căng trong thân bu lông (xem phía trên) và đường kính.
k là hệ số thực nghiệm = 0.12 đến 0.2
Mô men xiết có thể được kiểm soát bằng Cờ lê chuyên dụng (cờ lê lực)
Nguồn: Bù long ốc vít